Chức năng, nhiệm vụ

Phối hợp đệ trình các đề xuất tài trợ cấp quốc gia

1. Áp dụng một quy trình minh bạch và bằng văn bản để thu thập và xem xét các đệ trình cho khả năng kết hợp có thể trong đề xuất dự án, huy động sự tham gia của một phạm vi lớn các bên liên quan trong thu thập và đánh giá các hoạt động được đưa vào trong bản đăng ký đề xuất dự án và dựa trên thế mạnh của các bên liên quan để thống nhất về một chiến lược, xác định các thiếu hụt về tài chính để đạt đến chiến lược dựa trên hỗ trợ hiện có, xác định các nhu cầu ưu tiên, và xác định các lợi thế so sánh của mỗi đối tác đề xuất.

2. Chuẩn bị, phối hợp, rà soát và đệ trình Quỹ Toàn cầu đề xuất tài trợ đáp ứng các yêu cầu của Quỹ Toàn cầu và phù hợp với các ưu tiên và chương trình quốc gia về AIDS, Lao, Sốt rét của Việt Nam.

3. Xây dựng một quy trình chính thức cho việc dự thảo đề xuất gửi Quỹ Toàn cầu một cách minh bạch và bằng văn bản, hỏi ý kiến từ tất cả các thành viên CCM, các thành viên không thuộc CCM và các bên liên quan khác.

4. Có văn bản thể hiện các nỗ lực để gắn kết sự tham gia của các nhóm đích chính trong việc xây dựng các bản đề xuất tài trợ, bao gồm cả các nhóm đích có nguy cơ lây nhiễm cao.

5. Dẫn chứng các nỗ lực thu hút các nhóm trọng điểm vào quá trình đệ trình đơn đăng ký tài trợ, bao gồm các nhóm cơ nguy cơ cao nhất.

6. Trả lời các câu hỏi của Quỹ Toàn cầu liên quan đến các đề xuất này.

Đề cử (các) Đơn vị Nhận tài trợ chính (PR) và (các) Đơn vị Nhận tài trợ phụ (SR) cho các dự án do Quỹ Toàn cầu tài trợ

1. Dự thảo và tài liệu hóa các tiêu chí được xác định rõ ràng và mang tính khách quan cho quy trình đề cử tất cả các PRs và SRs mới và đang hoạt động; đề cử các tổ chức phù hợp đóng vai trò là PRs và SRs trong gói tài trợ của Quỹ Toàn cầu tại thời điểm đệ trình đơn đăng ký đề xuất tài trợ, và tài liệu hóa quá trình quản lý các xung đột lợi ích tiềm năng có thể ảnh hưởng đến quy trình đề cử.

2. Thực hiện các quá trình lựa chọn (các) Đơn vị Nhận Tài trợ phụ (SR) cho các gói tài trợ này cùng với đơn vị nhận tài trợ chính, trừ khi CCM giao toàn bộ trách nhiệm này cho (các) PR. Theo đó, (các) PR nhận trách nhiệm phải đảm bảo một quá trình lựa chọn minh bạch và bằng văn bản.

Giám sát và thực hiện tài trợ

1. Đệ trình và theo dõi kế hoạch giám sát các hoạt động tài chính do Quỹ Toàn cầu phê duyệt. CCM đã thành lập Ủy ban Giám sát có trách nhiệm dự thảo và thực hiện kế hoạch giám sát và hoạt động theo Điều khoản tham chiếu của Ủy ban Giám sát (xem ở Phụ lục XX những thay đổi chính trong kế hoạch thực hiện chương trình (nghĩa là những thay đổi lớn hơn 10% ngân sách của Mảng dịch vụ cung cấp (SDA) hoặc Hạng mục chi theo quy định của Quỹ Toàn cầu).

2. Đệ trình Quỹ Toàn cầu yêu cầu tiếp tục tài trợ cho mỗi dự án đã được phê duyệt.

3. Chủ động xác định các nhu cầu hỗ trợ về mặt kỹ thuật đối với các gói tài trợ và huy động hỗ trợ thích hợp.

4. Đảm bảo việc theo dõi các vấn đề liên quan đến triển khai tài trợ đã được xác định.

5. Đánh giá quá trình thực hiện chương trình, bao gồm (các) PR thực hiện các chương trình, hoàn tất việc kiểm tra định kỳ và các yêu cầu tiếp tục tài trợ trước thời hạn 2 năm kể từ khi kinh phí đã được Quỹ Toàn cầu phê duyệt lần đầu.

6. Giám sát các hoạt động của PR trong thời gian tài trợ kết thúc và duyệt các kế hoạch kết thúc tài trợ. Khi có thể, đệ trình Đơn yêu cầu nhận tài trợ theo Nguyên tắc liên tục của Chính sách dịch vụ.

7. Rà soát các đề xuất tài trợ và các hoạt động gia hạn nhằm đảm bảo việc can thiệp phù hợp với các tiếp cận nhạy cảm về giới và không vi phạm các nguyên tắc về nhân quyền.

Giám sát và điều phối ứng phó quốc gia bao gồm đối thoại với tất cả các đối tác về AIDS, Lao, Sốt rét và các vấn đề y tế liên quan:

1. Rà soát các hoạt động để đảm bảo phù hợp với Chiến lược quốc gia đối với ba căn bệnh lưu ý đến đóng góp của tất cả các đối tác triển khai.

2. Đảm bảo việc xây dựng các bản chiến lược quốc gia cho ba bệnh được thực hiện và các đề xuất cũng như tài trợ của Quỹ Toàn cầu thực sự được dựa trên và có đóng góp cho chiến lược quốc gia của ba bệnh bao gồm các kế hoạch về nguồn lực xác định tất cả các nguồn tài trợ và ngân sách tổng thể.

3. Rà soát kế hoạch hoạt động và ngân sách của từng giai đoạn tài trợ.

4. Xây dựng phương pháp tiếp cận để phối hợp xây dựng chương trình theo dõi và đánh giá, và hết hợp chương trình này vào hệ thống theo dõi y tế công cộng rộng rãi hơn.

5. Tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác giữa các đối tác triển khai.

6. Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về chính sách và thực tiễn giữa các đối tác (nhà tài trợ, đối tác triển khai, các Bộ, ngành).

7. Hướng dẫn theo dõi công việc của các bên nhận tài trợ chính (PR) và bên nhận tài trợ phụ (SR).

8. Tôn trọng các vấn đề đạo đức liên quan đến phòng chống HIV, sốt rét và lao.

Đảm bảo phối hợp hiệu quả giữa các nguồn tài trợ trong nước và nước ngoài nhằm hỗ trợ các chiến lược quốc gia về HIV, Lao và Sốt rét

1. Đảm bảo phối hợp hiệu quả giữa các nguồn tài trợ trong nước và nước ngoài nhằm hỗ trợ các chiến lược quốc gia về HIV, Lao và Sốt rét nhằm đáp ứng các yêu cầu về giám sát. Đảm bảo các đối tác trong ngành y tế nhận thức và tham gia vào các kế hoạch tiềm năng và nguồn tài trợ đó phù hợp với kế hoạch chiến lược quốc gia và được phối hợp chặt chẽ với các nguồn lực khác.

Tiếp tục phát triển, chỉnh sửa và thực hiện Quy chế Quản lý và Hoạt động của CCM.