Đoàn giám sát do PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Chủ tịch CCM Việt Nam làm trưởng đoàn; tham gia đoàn có đại diện Bộ Tài chính, đại diện Ban Quản lý các dự án hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS – Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, BQLDA Quỹ Toàn cầu phòng chống Lao, đại diện một số tổ chức quốc tế và các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Đoàn giám sát làm việc tại Sở Y tế Đồng Nai
Trong thời gian ở địa phương, Đoàn giám sát đã làm việc với Lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, các cán bộ chuyên trách trong BQLDA tuyến tỉnh của các dự án phòng chống HIV/AIDS và Lao, đại diện Trung tâm Life, đại diện các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO).

Đoàn giám sát làm việc tại Trung tâm Life (SR của VUSTA) với sự tham dự của nhóm Trăng khuyết
Trong năm 2019, về cơ bản các địa phương đã đạt được phần lớn các chỉ tiêu được đặt ra, ngoại trừ chỉ tiêu về số người được xét nghiệm đàm thấp do các tỉnh nằm cạnh TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ điều trị thành công của tỉnh Đồng Nai còn cần sửa đổi. Trong 6 tháng trở lại đây, đại dịch COVID19 đã có ảnh hưởng lớn đến công tác khám phát hiện bệnh, gián đoạn triển khai phát hiện chủ động tại cộng đồng, các cuộc họp giao ban và các chương trình đào tạo không được thực hiện, gián đoạn chuỗi cung ứng vật tư khiến việc tiếp liệu thuốc và sinh phẩm, vật dụng can thiệp bị chậm. Đáp ứng với tình hình dịch, các tỉnh đã chủ động phân bổ nguồn lực, chia sẻ công việc cho các tuyến và đơn vị liên quan, linh hoạt trong việc sắp xếp vị trí máy xét nghiệm, ứng thuốc trước cho người dân, điều chỉnh thuốc trong đơn kê. Đồng thời việc thực hiện dự án của địa phương được sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, các nhà tài trợ và BQLDATƯ. Các tỉnh đều đã thành lập ban điều phối chương trình Lao/HIV, đã có xây dựng hoạt động giám sát, đào tạo năng cao năng lực thường quy. Mạng lưới CBOs hoạt động tích cực trên địa bàn và có sự phối hợp tốt với các tỉnh, thành phố lân cận.

Đoàn giám sát làm việc tại Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Thông qua buổi làm việc cùng các đơn vị, đoàn giám sát ghi nhận thành tựu mà các đơn vị đạt được trong năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020. Đồng thời, đoàn giám sát cũng phát hiện ra những vấn đề còn tồn đọng, những khó khăn thách thức mà các đơn vị gặp phải trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt là quá trình tiến độ giải ngân dự án chậm, tiến độ giải ngân chậm xuất hiện chung ở cả dự án Lao và dự án HIV/AIDS, các địa phương hiện chưa đưa ra kế hoạch giải ngân kịp hay tái phân bổ nguồn tiền trước khi tài khoá 2018 – 2020 kết thúc. Các địa phương cần khẩn trương thúc đẩy giải ngân. Trong trường hợp giải ngân dự kiến không kịp tiến độ, các địa phương cần chủ động báo cáo với các BQLDATW, CCM Việt Nam để kịp thời hỗ trợ công tác phân bổ nguồn tiền cho các địa phương có nhu cầu, tối ưu hóa nguồn viện trợ của Quỹ Toàn cầu. Các địa phương cần nâng cao nhận thức về sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ nước ngoài, phát huy tinh thần làm chủ trong30 việc vận động, thu hút và sử dụng nguồn vốn OA phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của ngành, phù hợp với chính sách của Việt Nam cũng như của Nhà tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả vận động và thu hút ODA. Tăng cường phối hợp Lao/HIV tại các cấp, đẩy mạnh công tác phối hợp công tư, nhanh chóng tiếp cận nhóm người làm việc tại các khu công nghiệp để tăng cường công tác theo dõi, quản lý người bệnh và đối tượng nguy cơ cao.
*Biên bản giám sát http://www.ccmvietnam.gov.vn/825/bien-ban.html